HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ : "VỐN NHÂN LỰC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN "

03/11/2017
HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ : "VỐN NHÂN LỰC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN " ngày 30/10/2017

Vốn nhân lực - là tài nguyên tri thức và kỹ năng thể hiện trong các cá nhân giúp họ tạo ra giá trị kinh tế. Tài nguyên này phải được đầu tư và sử dụng hiệu quả để nó đem lại lợi nhuận cho các cá nhân tham gia cũng như nền kinh tế nói chung. Thuật ngữ vốn nhân lực (Human Capital) xuất hiện đầu tiên trong nghiên cứu của kinh tế học cổ điển vào năm 1776 và sau đó đã phát triển thành một lý thuyết khoa học (Fitzsimons, 1999). Thuật ngữ vốn nhân lực xuất hiện lần đầu tiên bởi Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel - Theodore W.Schultz (1961) bởi tác phẩm “đầu tư vào vốn nhân lực” trong tạp chí Kinh tế học Hoa Kỳ, với việc công nhận vốn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia trong nền kinh tế hiện đại. Không chỉ ở góc độ vĩ mô, nghiên cứu của Lepak & Snell (1999) đã cho thấy năng lực cốt lõi của công ty hoặc lợi thế cạnh tranh là do sự đầu tư của con người gắn với tiềm năng tạo ra giá trị.

Mặc dù đã trở thành một phạm trù khoa học liên ngành có sức hấp dẫn trên thế giới trong nhiều tập kỷ qua nhưng ở Việt Nam "Vốn nhân lực" vẫn là một mảnh đất mới được khai phá với số lượng nghiên cứu chưa nhiều, tính đa dạng nghiên cứu còn hạn chế. Với mục đích, nhận diện và khám phá những quan điểm, các góc nhìn về vốn nhân lực cùng với cơ sở lí luận cốt lõi về phạm trù này, cùng với đó là tìm hiểu việc vận dụng vào đánh giá vốn nhân lực, đầu tư vốn nhân lực,.. , từ 14g đến 16g30, ngày 30/10/2017, tại phòng họp 1, nhà I,  Khoa Quản trị nhân lực đã tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: "Vốn nhân lực - Những vấn đề lí luận và thực tiễn".

Buổi Hội thảo diễn ra với không khí thảo luận sôi nổi của các thầy cô, các chuyên gia, các nghiên cứu sinh hiện đang sinh hoạt tại các bộ môn thuộc khoa.