CHUẨN ĐẦU RA

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC THƯƠNG MẠI

03/11/2017
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC THƯƠNG MẠI NĂM 2017 (Theo Quyết định số 1187/QĐ-ĐHTM ngày 31/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại)

TUYÊN BỐ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP

1. Tên ngành đào tạo
Tiếng Việt:       Quản trị nhân lực
Tiếng Anh:       Human Resource Management
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp đạt chuẩn về kiến thức bao gồm:
- Nắm vững các kiến thức giáo dục đại cương như: các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức toán học cần thiết; các kiến thức xã hội nhân văn phản ánh nội dung ngành; các kiến thức tiếng Anh và tin học căn bản;
- C đủ kiến thức nền về quản trị - quản lý như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô; Kinh tế nguồn nhân lực; Thị trường lao động; Quản trị học; Quản trị nhân lực căn bản; Tâm lý học lao động; Hành vi tổ chức; Quản lý nguồn nhân lực xã hội; Nguyên lý thống kê; Marketing căn bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu các môn học ngành và chuyên ngành cũng như phát triển nghề nghiệp.
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngành Quản trị nhân lực và chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ lao động; Luật Lao động; Hoạch định nguồn nhân lực; Tuyển dụng nhân lực; Đào tạo và phát triển nhân lực; Tổ chức và định mức lao động; Đánh giá thực hiện công việc; Trả công lao động; An toàn và vệ sinh lao động; Quản trị nhân lực quốc tế; Quản trị nhân lực công; An sinh xã hội; Giao tiếp và truyền thông nội bộ; Kinh tế doanh nghiệp.
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh doanh và Quản lý.
4. Yêu cầu về kỹ năng
            Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực, chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp đạt chuẩn kỹ năng chung cơ bản của ngành Quản trị nhân lực và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp.
4.1. Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách thu hút, sử dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực;
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các kế hoạch, chương trình nhân lực như: Tuyển dụng nhân lực; Đào tạo và phát triển nhân lực; Đánh giá nhân lực; Trả công lao động; An toàn vệ sinh lao động; An sinh xã hội.
- Có kỹ năng dự báo, ra quyết định và giải quyết vấn đề; lập và thực hiện các dự án nghiên cứu và triển khai (R&D) để phát hiện, giải quyết linh hoạt và kịp thời các vấn đề tác nghiệp quản trị nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp;
- Có kỹ năng quản trị hành chính văn phòng và tổ chức sự kiện;
- Có kỹ năng đối thoại, thương lượng và giải quyết xung đột trong quan hệ lao động.
4.2. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng tin học: Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, có khả năng sử dụng phần mềm quản trị nhân lực;
- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGD&ĐT ngày 15/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Có kỹ năng làm báo cáo, trình diễn, thuyết phục và truyền thông quản trị nhân lực;
- Có kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản trị thời gian.
5. Yêu cầu về thái độ
            Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực, chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp đạt chuẩn thái độ, hành vi sau:
            - Tư tưởng chính trị vững vàng, tán thành và tự giác phấn đấu theo mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
            - Đạo đức nghề nghiệp vị xã hội, nhân bản, nhân văn, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp; Có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân;
            - Tác phong chuyên nghiệp, biết lắng nghe, có ý thức hợp tác làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
            - Ham học hỏi, sáng tạo và có tinh thần cầu tiến.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại các vị trí sau:
6.1. Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận sau của tổ chức, doanh nghiệp
            - Bộ phận Tổ chức - Nhân sự/ Hành chính - Nhân sự/ Tổ chức lao động... của doanh nghiệp;
            - Bộ phận tổ chức, nhân sự, đào tạo tại các Bộ; Tổng cục; Cục; Ủy ban nhân dân; Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể;
            - Bộ phận phụ trách công tác lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp;
            - Bộ phận Tổ chức - Nhân sự/ Tổ chức Cán bộ của các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu;
            - Bộ phận nghiên cứu về quản trị nhân lực tại các viện nghiên cứu;
            - Bộ phận cung cấp các dịch vụ tư vấn về quản trị nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp;
            - Khoa, Bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần của ngành quản trị nhân lực tại các cơ sở đào tạo.
6.2. Các loại hình tổ chức, doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc làm việc phù hợp
- Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; các doanh nghiệp sản xuất;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp (phòng Lao động Thương binh và Xã hội; phòng Nội vụ; Sở Loa động Thương binh và Xã hội; Sở Nội vụ; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ phân phụ trách công tác Lao động ở ác tổ chức, cơ quan);
- Các Bộ; Tổng cục; Cục; Ủy ban nhân dân; Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể;
- Các cơ sở đào tạo cao đẳng, các trường đại học, học viện;
- Các viện nghiên cứu về quản trị nhân lực; viện nghiên cứu có bộ phân nghiên cứu về quản trị nhân lực;
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ triển khai về quản trị nhân lực.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tiếp tục học lên ở bậc cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) ngành Quản trị nhân lực và các ngành thuộc khối ngành Kinh doanh và Quản lý;   
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân lực ở đơn vị công tác  cụ thể;
- Tiếp tục học liên thông ngang sang các ngành khác.
8. Các chương trình, tài liệu đã tham khảo
8.1. Trong nước
- Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực, chuyên ngành Quản trị nhân lực thương mại của trường Đại học Thương mại ban hành kèm theo  Quyết định số 141/QĐ-ĐHTM ngày 21/3/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại về việc: Ban hành bộ chương trình GDĐH hệ chính quy các chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ
- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-ĐHTM-ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
- Quy chế công tác sinh viên trong Trường Đại học Thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1836/QĐ-TM-CTCT&SV ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
- Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về việc: Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo.
- Tuyên bố đầu ra cho chuyên ngành đào tạo Quản trị nhân lực thương mại trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại ban hành theo Quyết định số 345/QĐ - ĐHTM ngày 8 tháng 5 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
- Tuyên bố chuẩn đầu ra bậc đại học chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân;
- Tuyên bố chuẩn đầu ra bậc đại học ngành Quản trị nhân lực của trường Đại học Lao động xã hội.
- Tuyên bố chuẩn đầu ra bậc đại học chuyên ngành Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
8.2. Ngoài nước
- Course obiective of Bachelor of Human Resoure Management in University of South Australia in Adelaide, Australia;
- Course obiective of Bachelor of Human Resoure Management in University of Toronto, Canada;
- Course obiective of Bachelor of Labour Relation in University of Illinois, Urbana Champaign, US;
- Course obiective of Diploma in Human Resoure Management in University of MC Hill;
- Course obiective of Bachelor of Human Resoure Management Major, Northern Kentucky University;
- Training programe of Bachelor of Human Resoure Management in University of Toronto, Canada;
- Training programe of Diploma in Human Resoure Management in University of MC Hill;
- Training programe of Bachelor of Human Resoure Management Major, Northern Kentucky University;